Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner
logo
5 stars - based on 1 reviews

Phương pháp giáo dục Steiner là gì?

Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Chính vì vậy, nhà sáng lập Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức vào năm 19191. Nhưng chính Adolf Hilter cấm việc mở trường học đi theo hướng khai phóng này.

Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York (năm 1928).

Triết lý giáo dục Steiner

Nền giáo dục hiện ngay quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, bồi đắp cho học sinh thêm sức cạnh tranh. Triết lý giáo dục Steiner khác hẳn: Nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non tiểu học chủ yếu là các hoạt động chân tay. Sang cấp 2-3, Steiner chủ trương các dự án khoa học và nghệ thuật.

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng rất thâm sâu:

Giáo dục không dựa vào thành tích
Đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc…
Không áp đặt uy quyền, không thưởng – phạt
Không phán xét
Nuôi nấng trí tưởng tượng
Giáo dục từ trái tim
Nền giáo dục phổ quát hiện tại đang dùng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt. Giá trị của một người dựa vào sự thành công trong sự nghiệp, địa vị xã hội, đạt được uy quyền chính trị hay kinh tế….

Giáo dục không dựa vào thành tích

Phương pháp giáo dục Steiner ngược lại, là nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng. Giáo dục rất gần với triết lý của Aristote: “Giáo dục TRÍ NÃO mà không giáo dục TRÁI TIM thì coi như không giáo dục gì cả”.

Các nhà trường theo Steiner không đặt mục tích tạo ra học giả, kỹ thuật gia, doanh nhân thành đạt… Mục tiêu là tạo nên những công dân tự do, không sợ hãi, sống hài hòa vui vẻ.

Học sinh Steiner không giới hạn bởi chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, mà là một cá thể của nhân loại. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trẻ vẫn được tiếp nhận nền văn minh nhân loại.Khi trưởng thành, trẻ thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống.

Trong môi trường giáo dục Steiner, nhà giáo tuyệt đối không áp đặt uy quyền lên học trò. Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá.

Trẻ được học các môn rất phong phú: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình.

Không cạnh tranh, không tưởng thưởng, không trừng phạt
Các trường học Steiner không có cạnh tranh, thi đua, không có thưởng-phạt. Tư tưởng cốt lõi là xây dựng động lực bên trong mỗi học sinh. Trẻ đến trường sẽ cảm nhận tình yêu thương, ấm áp từ lớp học, từ thầy cô…

Thiếu uy quyền, liệu trẻ có vô kỷ luật?

May mắn câu trả lời là không. Ngược lại, học sinh trong trường Waldorf/Steiner luôn có kỷ luật rất cao. Cộng đồng Steiner vì vậy không đông đảo. Mỗi lớp chỉ 15-20 học sinh. Người thầy theo học trò hết cấp Tiểu học. Sự thấu hiểu ấy tạo quan hệ thầy trò bền vững, giúp từng cá nhân học sinh phát huy tốt nhất.

Không phán xét, nuôi nấng trí tưởng tượng

Học sinh Steiner thường được nhận xét là “Chơi nhiều hơn học”. Kỳ thực, việc dạy và học không tập trung vào kiến thức. Trẻ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên qua hoạt động chơi. Từ đó, nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng năng lực và mong muốn làm việc của đứa trẻ qua từng giai đoạn.

Giai đoạn tiểu học

Trẻ thu kiến thức và tư duy bằng hình ảnh.Các môn học trong trường tiểu học Waldorf/Steiner không tập trung vào tư duy trừu tượng.

Trẻ học qua trải nghiệm thực, tiếp xúc thực. Trẻ học chữ và số qua hình vẽ, bài hát, thẩm mỹ… Steiner cho rằng cái đẹp gây xúc cảm nơi tâm trí, từ đó đánh thức tư duy, nuôi dưỡng ý chí.

Quá trình phát triển tư duy trẻ rút ngắn từ con đường phát triển của loài người. Ở Việt Nam, học sinh học về nguồn gốc Việt Nam, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới.

Ở Steiner, trẻ học huyền thoại, truyền thuyết, đến sự phát triển của đế chế Hy Lạp – La Mã, giai đoạn Phục hưng, và sau cùng mới là lịch sử hiện đại của dân tộc mình.
Học môn khoa học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới thực vật, động vật, khoáng vật, rồi mới đến con người.

Giai đoạn trung học

Trẻ học bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng, các vấn đề khoa học được đào sâu bằng tư duy phản biện.

Ở cấp học này, trẻ được làm khoa học thay vì chỉ học lý thuyết. Các thực nghiệm được học trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng. Trẻ sẽ theo đuổi các dự án khoa học kéo dài nhiều tháng.

Các môn học nghệ thuật ở học sinh Trung học đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Học sinh có thể thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như một họa sỹ, một nhà điêu khắc, một nhạc công…

Trong một công trình nghiên cứu tại châu Âu, người ta thấy rằng chỉ số sáng tạo của học sinh theo phương pháp giáo dục Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công. Học sinh Steiner cũng hạnh phúc với cuộc sống của mình, sống hòa đồng, bao dung và thích đóng góp cho xã hội hơn.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam

   Tết cổ truyền là dịp gia đình sum vầy,
Chơi thể thao từ nhỏ

Chơi thể thao từ nhỏ

      Tập thể dục mang lại lợi ích cho con
Hãy để con tự do chơi ngoài trời

Hãy để con tự do chơi ngoài trời

   Nhà giáo dục nổi tiếng với thuyết sư phạm

CỘNG ĐỒNG