Để có được nhân tài, Nhật Bản giáo dục trẻ mầm non như thế nào?
logo
5 stars - based on 1 reviews

      Như chúng ta đã biết, bậc giáo dục đầu tiên mà mỗi đứa trẻ trải qua đó là bậc học mầm non. Ở lớp mầm non bé dần tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vẫn trong sự che chở bao bọc của cha mẹ, từng bước chập chững bước đi. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến cá tính của con trẻ, ước mơ hay tính cách sau này. Dạy con từ khi còn nhỏ để con thấu hiểu và có suy nghĩ tích cực sau này. Giáo dục luôn được Nhật Bản coi trọng là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của mỗi con người.

      Ngay từ bậc mầm non, các cha mẹ, thầy cô giáo đã quan tâm và có nhiều phương pháp giáo dục con trẻ cực kỳ thú vị. Chẳng vì thế mà nước Nhật là cái nôi sản sinh ra đủ thứ công nghệ hiện đại, nền văn minh phát triển dù đất nước này chịu nhiều tai ương từ thiên tai động đất sóng thần, người Nhật vẫn chăm chỉ, chỉnh chu và làm việc hiệu quả. Bài viết này phần nào sẽ chia sẻ đến các bậc cha mẹ, những người sắp trở thành người làm cha làm mẹ sẽ hiểu thêm về cách dạy con của người Nhật, có được những kinh nghiệm bổ ích cho mình.

     Giới thiệu qua về hệ thống giáo dục mầm non Nhật Bản
    Trường mầm non ở Nhật chia làm 2 hình thức khác nhau:

       -Hoikuen (trung tâm chăm sóc trẻ cả ngày): giữ trẻ 8 tiếng mỗi ngày, phục vụ nhu cầu của các phụ huynh bận đi làm. Lớp học này giữ quanh năm và thuộc quản lý của Bộ Y Tế, Lao động và phúc lợi xã hội.

       -Yochien (Trường mẫu giáo bán trú): Giữ trẻ 4 tiếng mỗi ngày và thời gian giữ trẻ tối thiểu là 39 tuần/ năm.

     Học không chỉ đơn giản là qua sách vở
     Các thầy cô dạy trẻ luôn dạy con trẻ có tình yêu thương với động vật qua việc cho các con tự nuôi tự chăm sóc động vật trong trường. Việc này vẫn được duy trì cho tới khối tiểu học, các thầy cô chia lịch trực nhật chăm sóc chuồng thú cưng, cho cá ăn, dọn dẹp quét vườn… Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng, lo lắng khi những chú thỏ, chú gà bị ốm, tình thương động vật của các bé sẽ dần dần được hình thành.

                                                 

                                                           Tự chăm sóc động thực vật

     Tiếp đó mới bắt đầu nói về tình thương yêu động vật với trẻ giúp trẻ hiểu được một cách sâu sắc. Không chỉ chăm sóc thú cưng các bé còn được thầy cô giao cho các công việc như chăm sóc bồn hoan, trồng rau củ. Từ đó các con biết cách quý trọng thức ăn, không được lãng phí đồ ăn. Tất nhiên việc chăm sóc vườn cây củ luôn được các giáo viên hướng dẫn cho các bé tự làm. Trẻ tự tay mình vun đắp, tự tay thu hoạch sẽ biết được nỗi vất vả và giá trị lao động của từng thứ mà các em ăn hàng ngày. Day trẻ không lãng phí đồ ăn bằng việc ra luật các con luôn cố gắng ăn hết thức ăn trong khay của mình.

                                                         

    Trẻ em Nhật không có giờ ngủ trưa
    Đây chính là điểm khác biệt giữa các lớp mầm non ở Nhật và Việt Nam. Sau khi ăn trưa, trẻ không bị “lùa” đi ngủ mà được cho phép tự do nghỉ ngơi, vận động ngoài trời theo sở thích.

                                                          

                                                                    Trẻ nhật không có giờ ngủ trưa

    Hằng ngày trẻ đều đến trường học từ 9h sáng cho tới 2h chiều và không có thời gian ngủ trưa. Được biết đây là cách tạo thói quen nếp sống làm việc bận rộn vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếp sống này sẽ phục vụ cho cuộc sống bận rộn và làm việc với cường độ cao sau này.

      Vui chơi chứ không phải là học

    Thời gian hầy hết trẻ ở trường là để chơi. Có 30 phút trước khi ra về là tập hát và nghe cô giáo kẻ chuyện. Còn lại hầu như mọi thời gian trẻ đều tự làm điều mình thích, chơi bất cư trò gì mình muốn trong khuôn viên trường. Chơi trò chơi giúp trẻ phát triển trí thông minh, khả năng sáng tạo. Các thầy cô giáo chỉ là người quan sát con trẻ vui chơi, phát hiên ra một cách tự nhiên nhất những sở thích, năng khiếu hay đam mê tiềm ẩn của mỗi đứa trẻ. Thầy cô sẽ ghi lại điều này và trao đổi với phụ huynh, nhờ đó giúp ích cho bố mẹ định hướng nghề nghiệp cho trẻ sau này.

  

       Rèn luyện sức khỏe

    Việc bạn thấy một đứa trẻ mặc quần sóc đến nhà trẻ trong thời tiết giá lạnh thì cũng rất bình thường. Điều này rèn luyện sức khỏe, sức đề kháng tốt cho bé. Đây là điều cần thiết mang tính sống con khi sống tại ở đất nước nhiều thiên tai với khí hậu khắc nghiệt.

                                                          

                                                              Để trẻ tự mình làm mọi thứ, rèn tính tự lập

       Các bà mẹ Việt Nam luôn lo con mình thế này thế nọ, phải làm cho con, đưa con đến trường, cởi áo dép mũ rồi bế con vào lớp. Trẻ Nhật Bản thì sao? Bạn sẽ thấy tụi trẻ tự xách túi đến trường dù phụ huynh đi cùng bé. Chẳng có chuyện người mẹ sẽ cầm cho con đâu, đây chính là cách rèn cho trẻ tính tự lập, không phụ thuộc vào người khác. Bạn sẽ dễ dàng thấy cảnh tượng này mỗi khi đi qua bất cứ trường học nào, các bà mẹ, ông bà đều đi tay không trong khi mấy chiếc túi đều do cô bé cậu bé nhỏ xíu xách và đi thoăn thoắt.

       Luôn biết cách “cảm ơn” và “xin lỗi”

     Đây là hai phép lịch sự tối thiểu. Nếu như khi xem phim Nhật, mỗi khi thấy nhân vật nói cảm ơn hay xin lỗi bạn sẽ luôn cảm thấy có sự cường điệu, nhưng thật sự đây là cách mà người Nhật nói mỗi ngày. Họ luôn đặt tình cảm vào mọi câu nói. Lời xin lỗi hay cảm ơn chân thành nhất!

Đặc biệt hơn, trẻ Nhật được dạy rằng phải luôn biết cách mỉm cười và nói lời cảm ơn.

       Thường xuyên tổ chức các buổi dã ngoại

    Trường mầm non ở Nhật thường hay tổ chức các buổi dã ngoại. Việc đưa trẻ đi ra bên ngoài để gần gũi với thiên nhiên, giúp trẻ cảm thấy thích thú và thoải mái. Các buổi dã ngoại như đi leo núi, đi thăm công viên, vườn thú…

                                                  

                                                          Đi dã ngoại, thực tế ở Nhật Bản

     Dạy trẻ biết đoàn kết

    Trong suốt thời gian tham gia các hoạt động trường lớp trẻ Nhật học được tinh thần đoàn két qua các hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều hoạt động nhóm, tập thể. Trẻ luôn biết cách quan tâm đến bạn bè cùng lớp, giúp đỡ người gặp khó khăn. Đợt động đất sóng thần cách đây vài năm, cả thế giới đã phải nghiêng mình trước những con người Nhật Bản tuyệt vời nhờ vào tinh thần tương thân tương ái và giúp đỡ lẫn nhau.

                                                              

                                                                               Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

         Giáo dục con trẻ luôn là một chủ đề bất tận, giáo dục từ chính tâm hồn mới là con đường dễ dàng nhất đẻ trẻ có ý thức tự giác.

TIN MỚI NHẤT

Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam

   Tết cổ truyền là dịp gia đình sum vầy,
Chơi thể thao từ nhỏ

Chơi thể thao từ nhỏ

      Tập thể dục mang lại lợi ích cho con
Hãy để con tự do chơi ngoài trời

Hãy để con tự do chơi ngoài trời

   Nhà giáo dục nổi tiếng với thuyết sư phạm

CỘNG ĐỒNG