Dinh dưỡng cho trẻ
logo
5 stars - based on 1 reviews

   Con đến tuổi đi học, các ông bố, bà mẹ đều đau đầu về vấn đề ăn uống của con. Hầu hết trẻ mẫu giáo sẽ phát triển một sự khám phá về thức ăn và thói quen ăn uống mới. Trong khi một số loại thực phẩm nhất định là cần thiết thì một số khác lại liên quan đến nhu cầu và sở thích ở mỗi trẻ. Để đảm bảo trẻ nhận được dinh dưỡng, bố mẹ nên có kế hoạch tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp và khoa học nhất.

   Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non không khó và phức tạp. Tuy nhiên, chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm từ những bà mẹ khác kết hợp với cơ sở lý thuyết khoa học sẽ được trình bày ngay sau đây.

     Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non
   Dinh dưỡng cho trẻ em được dựa trên hệ thống các nguyên tắc tương tự như dinh dưỡng của người lớn. Mọi người đều cần phải nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng như : carbonhydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, để có thể phát triển tốt nhất.
 Tuy nhiên khẩu phần ăn cho trẻ thường ít hơn so với người lớn, đồng thời lượng chất dinh dưỡng cụ thể sẽ khác nhau ở các độ tuổi khác nhau.

   Sau đây là hướng dẫn cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non, mời các bạn tham khảo :

     -Trẻ từ 2-3 tuổi :

Calo : 1000-1400
Thịt/cá/trứng : 50-100g
Trái cây : 1-1,5 chén
Rau : 1-1,5 chén
Ngũ cốc : 80-140g
Sữa bò : 2 hộp (loại 110-180ml)

     -Trẻ từ 4-6 tuổi :

Calo : 1200-1800
Thịt/cá/trứng : 80-140g
Trái cây : 1-1,5 chén
Rau : 1,5-2,5 chén
Ngũ cốc : 110-170g
Sữa bò : 2 hộp (loại 110-180ml)

   Lưu ý, cách tính khẩu phần ăn cho trẻ mầm non kể trên là dựa vào cân nặng/chiều cao trung bình. Nó chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi. Việc cho trẻ ăn như thế nào, lượng bao nhiêu là phụ thuộc vào đặc điểm thể chất của từng đứa trẻ, chưa kể nó cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện mỗi gia đình.

     Hướng dẫn cụ thể dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
   Ngũ cốc
 Nó là nguồn carbonhydrate chính, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không những vậy, một số loại ngũ cốc còn chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất.

Ngũ cốc có 2 loại : ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. Ngũ cốc nguyên hạt nhiều chất xơ và khoáng chất hơn so với loại đã qua tinh chế. Ngũ cốc tinh chế có ưu điểm là kết cấu mịn, thời hạn sử dụng dài và đa dạng hương vị hơn.

Ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn như : gạo lứt, ngô, bột mì nguyên cám, bột yến mạch,…Ngũ cốc tinh chế chẳng hạn như : bánh mì, mì ống, gạo trắng, bột ngũ cốc ăn liền,…

Với trẻ em Việt Nam, các gia đình thường cho trẻ ăn một bát cơm hoặc cháo nhỏ cho mỗi bữa. Các bữa phụ có thể cho ăn thêm các bánh quy, bánh bao, bánh mì nướng…

   Rau
 Rau cung cấp rất nhiều chất xơ, cùng với vitamin và khoáng chất thiết yếu. Nó là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Mặc dù hầu hết trẻ nhỏ đều không thích ăn rau nhưng các gia đình hãy cố gắng khéo léo cho trẻ ăn đầy đủ nhé.

Trong 1 tuần, nên chọn nhiều loại rau khác nhau, nhiều màu khác nhau, chẳng hạn như : rau cải màu xanh, cà rốt màu cam, cà chua màu đỏ, khoai tây màu vàng, khoai lang màu tím,vv….Điều này sẽ giúp trẻ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ thể cần.

   Trái cây
 Trái cây cũng cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Không những vậy, nó còn chứa nhiều axit, enzyme giúp tiêu hóa tốt hơn. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống bệnh của cơ thể. Cho trẻ mầm non ăn các loại trái cây khác nhau, ít nhất 2 loại mỗi ngày, nhiều màu sắc : đỏ, cam, vàng, tím, hồng,vv… tương tự như rau vậy.

   Sữa bò
 Với trẻ nhỏ, sữa bò là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và nên có trong thực đơn hàng ngày. Chúng không chỉ giàu đạm, chất béo mà còn chứa nhiều canxi, vitamin D tốt cho xương và răng.

Sữa đậu nành cũng khá tốt, song nó ít đạm và chất béo hơn, ngược lại nó lại giàu khoáng chất và vitamin hơn. Các gia đình có thể cho trẻ uống thay phiên 2 loại sữa này. Tuy nhiên, sữa bò vẫn là lựa chọn tốt nhất, nếu trẻ không thích uống sữa bò tươi thì có thể cho trẻ ăn sữa chua, nó ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.

Nếu con của bạn có nguy cơ bị béo phì hoặc thừa cân, hãy chọn sữa ít chất béo hoặc sữa ít đường.

   Chất đạm
 Các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, cá, hải sản, đậu, trứng, sữa…là những thực phẩm rất giàu protein. Bên cạnh đó, chúng cũng cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và vitamin nhóm B.

Chất đạm là một nhóm bao gồm nhiều loại axit amin khác nhau. Về cơ bản, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có chứa đầy đủ các loại axit amin hơn so với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, do đó đừng cho trẻ em ăn chay, trừ khi điều này liên quan đến văn hóa.
Nên cho trẻ mẫu giáo ăn ít nhất 2 loại hải sản mỗi tuần. Ngay cả người lớn cũng thế.
Nên đa dạng các loại thực phẩm, hàng tuần thay đổi món để trẻ nhận được đầy đủ dinh dưỡng và đồng thời cũng giúp trẻ không bị chán ăn.

   Chất béo
 Chất béo cũng rất quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày ở trẻ, nó không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin A,E.


Hầu hết trẻ em đều nhận được đầy đủ chất béo qua các thực phẩm như : thịt, cá, trứng,…nó song hành cùng với chất đạm. Ngoài ra, dầu ăn, các loại hạt đậu, bơ, dừa,…cũng chứa nhiều chất béo.

Có những thông tin này, bố mẹ cần gì lo con không đủ chất nữa nhỉ?!?!?

TIN MỚI NHẤT

Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam

   Tết cổ truyền là dịp gia đình sum vầy,
Chơi thể thao từ nhỏ

Chơi thể thao từ nhỏ

      Tập thể dục mang lại lợi ích cho con
Hãy để con tự do chơi ngoài trời

Hãy để con tự do chơi ngoài trời

   Nhà giáo dục nổi tiếng với thuyết sư phạm

CỘNG ĐỒNG