Phương pháp giáo dục REGGIO EMILIA trong trường mầm non
logo
5 stars - based on 1 reviews

PHƯƠNG PHÁP REGGIO EMILIA


Reggio Emilia là phương pháp giáo dục được nhà tâm lý học người Italy, Loris Malaguzzi (1920-1994) phát triển từ những năm 40 của thế kỷ 20 sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 vừa kết thúc và được đặt tên theo ngôi làng Reggio Emilia ở phía bắc Italy.

Triết lý Reggio Emilia bắt nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ. Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ.

Theo Reggio Emilia, mỗi cá nhân chúng ta đều xây dựng kiến thức của mình từ những kinh nghiệm thực tế, thông qua những tương tác của mỗi người với môi trường và xã hội. Trẻ em cũng vậy, trẻ cần được nhà trường và gia đình trao cho những cơ hội để xây dựng kho kiến thức của mình dựa trên trí tò mò tự nhiên của trẻ.

 

Các lợi ích mà phương pháp Reggio Emilia mang đến cho trẻ:

Phương pháp Reggio Emilia giúp:

Kích thích sự tò mò, quan sát của trẻ.
Giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh từ đó tạo nên sự yêu thích tìm tòi học tập ở trẻ.
Giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo qua các hoạt động như vẽ, nặn, sáng tác tranh.
Phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm của trẻ.
Giúp trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.

phuong-phap-giao-duc-som-reggio-emilia

 

(Phòng Reggio Emilia tại Học viện AMI)

Các đặc điểm của phương pháp Reggio Emilia:

1. Trẻ tham gia tích cực trong học tập
Với phương pháp Reggio Emilia:

Trẻ được đặt câu hỏi của riêng chúng.
Trẻ được tự đặt ra những giả thuyết của riêng chúng.
Trẻ được trải nghiệm giả thuyết chúng đặt ra.
Trẻ được kích thích so sánh với nguồn tài liệu để tự rút ra một quan điểm mới.
Mọi con người và đối tượng đều là đối tác trong quá trình học tập và trẻ được chia sẻ những gì chúng khám phá để phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
2. Trẻ em có thể giao tiếp bằng hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau
Reggio giúp trẻ nói lên được ngôn ngữ riêng của chúng, hiện thực hóa suy nghĩ của chúng bằng nhiều cách, không chỉ bằng ngôn ngữ. Khía cạnh nổi bật nhất trong phương pháp tiếp cận Reggio Emilia chính là niềm tin rằng trẻ thể hiện sự hiểu biết và diễn tả suy nghĩ cũng như sáng tạo của mình bằng rất nhiều cách khác nhau. Có hàng trăm cách suy nghĩ, khám phá và học tập. Thông qua các bức vẽ và điêu khắc, hay các hoạt động nhảy múa và vận động, thông qua mỹ thuật và đóng kịch cũng như các mô hình và âm nhạc và mỗi một cách trong “Hàng trăm ngôn ngữ” này đều phải được coi trọng cũng như giáo dục. Tất cả những điều này là một phần của trẻ em; học và chơi không thể tách rời. Phương pháp Reggio Emilia nhấn mạnh phát kiến thực tiễn trong việc học tập bằng cách cho phép trẻ sử dụng tất cả các giác quan và ngôn ngữ của mình để học.

3. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc học của trẻ
Môi trường là người thầy thứ ba cũng chính là nơi định giá quá trình học tập của trẻ, là nơi cung cấp cho trẻ những công cụ để hiện thực hóa ý tưởng của trẻ và trong phương pháp Reggio Emilia, sự hợp tác giữa các trẻ được đánh giá rất cao.

Hầu hết các trường học Reggio Emilia lý tưởng đều có một “xưởng nghệ thuật” được lấp đầy với các vật liệu như đất sét, sơn và các nguyên vật liệu thiên nhiên, các tác phẩm sáng tạo của trẻ. Trẻ em sử dụng các vật liệu trong “xưởng nghệ thuật” để thể hiện những suy nghĩ và hiểu biết của trẻ về những gì trẻ suy nghĩ hay đã học được trong các dự án.

Người lớn giữ vai trò cố vấn và hướng dẫn cho trẻ
Vai trò của người lớn là quan sát trẻ; lắng nghe những câu hỏi và những câu chuyện của trẻ, tìm hiểu những điều mà trẻ quan tâm; từ đó mang đến cho trẻ những cơ hội được tìm hiểu và khám phá những điều chúng quan tâm.

Bài viết liên quan

TIN MỚI NHẤT

Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam

   Tết cổ truyền là dịp gia đình sum vầy,
Chơi thể thao từ nhỏ

Chơi thể thao từ nhỏ

      Tập thể dục mang lại lợi ích cho con
Hãy để con tự do chơi ngoài trời

Hãy để con tự do chơi ngoài trời

   Nhà giáo dục nổi tiếng với thuyết sư phạm

CỘNG ĐỒNG